Huy Phong - moingaymotniemvui.com-huyphong.com
trang chủ | ảnh | phonghtn@gmail.com
Em tôi và những con gà
Huy Phong12/31/2005

Vừa thấy tôi về nhà, mẹ tôi kéo tôi ra nói nhỏ “thằng út vừa ‘chôm’ của mẹ năm chục ngàn”, “trời đất, có chuyện đó nữa sao”,”ừ, sau khi mẹ phát hiện ra thì thấy trong nhà có con gà đá, hỏi nó thì nó thú nhận là nó lấy, lý do là xin mà mẹ không cho”. Đấy, mọi việc bắt đầu như thế, cho “sự nghiệp” nuôi gà của em trai tôi, một cậu bé đang học lớp 7.


 Rồi với lý do là chỉ nuôi một con gà thì sợ nó buồn, thằng út xin thêm tiền mua thêm một con gà mái đá nữa để nó bầu bạn với con gà trống. Với một lý do hết sức tình cảm như thế, tôi ủng hộ ngày. Một bữa, thằng út thông báo rằng nhà ta sắp có một bầy gà đá, tôi, như phản xạ tự nhiên, sờ sờ cái bóp. Thằng út hoan hỉ thông báo rằng, con gà mái đá nó bắt đầu nằm ổ. Rồi bầy gà đá cũng nở đủ một bầy 13 con. Hàng ngày, nhìn thằng út chăm sóc bầy gà mà cũng thấy thích thích, nó gọi tên từng con, tối trước khi đi ngủ cẩn thận điểm danh từng đứa một rồi mới đi ngủ mặc dù thằng út cũng chẳng khác mấy con gà là mấy. Gà thì 6h lên chuồng, còn thằng út thì 6h30 cũng lên giường.


             Đùng một cái, dịch cúm gà lan rộng, sau khi nghe tôi thông báo rằng bầy gà của thằng út chỉ có hai lựa chọn: một là thịt hết luôn, hai là đem sâu vào rừng gửi cho các gia đình sống trong đó. Ngần ngừ một chút, thằng út quyết định đem gà đi di tản. Ngay ngày hôm sau, bầy gà được đem đi di tản. Thằng út cầm theo quyển vở và cây viết. Con nào gửi nhà ai, nó đều ghi lại cẩn thận. Suốt quãng đường còn lại khi về nhà, nó không nói câu nào. Khi bước vào nhà, hai hàng nước mắt ngấn nước, nó nói “tội nghiệp mấy con gà con, còn nhỏ xíu mà phải xa mẹ, xa anh em, mỗi đứa một nơi”.


             Dịch cúm gà trôi qua, ngày đi đón bầy gà về là ngày thằng út hồi hộp nhất. Cả đêm cứ quay sang bấm đồng hồ. Đến 4h hơn thì lăn ra ngủ, 5h30 tôi vừa quay sang, thì nó đã choàng tỉnh, chạy đi rửa mặt. Dịch cúm gà đến nhà, gà không ăn thì uổng. Kết quả, hai con gà bố mẹ, mười ba con gà con, chỉ còn lại được một con gà mái và một con gà trống con. Thằng út cũng không nói gì, nó lẳng lặng ôm hai con gà đứng một chỗ đợi tôi cảm ơn những nhà đã nuôi hộ. Về nhà, nó nói với tôi rằng lần sau nếu có dịch cúm gà thì nó sẽ ôm gà vào rừng ở, không gửi ai hết.


             Sợ thằng út buồn, tôi mua tặng nó thêm một con gà mái nữa. Hai tuần sau, hai con gà mái cùng đẻ. Một con nhảy ổ, một con không. Chưa biết tính sao với số trứng của con còn lại thì có người đến mua, trứng gà ta mua về cho người ốm. Cầm hơn hai chục ngàn, thằng út còn đang lưỡng lự, tôi bèn gợi ý là tôi sẽ cho mượn thêm tiền để mua thêm gà. Thằng út chịu liền. Thế là nó có ba con gà mái. Khi mà cả ba con cùng đẻ, thì một hôm thằng út bảo tôi, nó sẽ không cho gà ấp nữa, vì nếu cả ba con cùng đẻ thì bán trứng mua gà nhanh hơn. Nếu đợi nó ấp mới có gà ăn thì lâu lắm. Tôi mạnh dạn đầu tư thêm bằng cách ứng trước cho thằng út mua thêm hai con gà mái nữa. Khi số vốn của thằng út lên đến năm con gà mái đẻ thì vào mùa bắp. Hàng ngày, người ta phơi bắp trước sân, cuối ngày nhìn thằng út ra quét sân, gom số bắp vãi vào bao để đem về cho gà ăn. Tôi rất ngạc nhiên về tính cần cù chịu khó của thằng út. Tôi hỏi tại sao không đóng chuồng, thằng út bảo là nếu mà đóng chuồng thì phải có đủ cám cho nó ăn, phải có tiền mua cám, còn nếu thả rong, thì hàng ngày đi quét bắp rơi, còn lại nó có thể ăn sâu ăn bọ trong vườn.


 Chân dung cậu em:


Hồi bé, nó bị suy dinh dưỡng nhìn tíu xíu hà, thương lắm



 Lớn thêm tí nữa, vẫn không to hơn được tí nào



 Nhưng bắt đầu có chút cá tính trong nét mặt rồi



 Và bây giờ, hạnh phúc bên bầy gà, nó béo lên từ lúc nào không hay


 


Và thậm chí, bụng nó còn to hơn cả bụng của bố nữa mới ghê chứ



Huy Phong
 

Mail to: phonghtn@gmail.com
Danh sách bài viết
  • Những con gà của em tôi ở Ka Đơn - Huy Phong(12/31/2005)
  • Gà - M(3/12/2006)
  • "Tieng ga trua" - Xuan Quynh - C(3/14/2006)
  • chuyện về gà - L.C(3/18/2006)
  • Bài viết
    Bài của Huy Phong (12/31/2005)

    Những con gà của em tôi ở Ka Đơn
    Em tôi, như những thằng em út khác, nó thích rúc nách mẹ mỗi khi trời tối và chỉ thì thầm với mẹ mọi điều. Nó chơi với những đứa bé hơn, thích đọc truyện cổ tích và chỉ mình nó mê gà. Nó không mê đá gà, không mê theo kiểu ôm ấp vuốt ve hay thì thầm kể chuyện. Nó có hẳn một bầy gà, do chính nó gầy dựng, chăm sóc, mua bán và xây dựng cả những giấc mơ, trong đó giấc mơ quan trọng nhất mà nó thầm mong ước là cho mẹ đỡ vất vả.

    Em tôi đi ngủ sớm như bầy gà, cứ 6h con gà cuối cùng lên chuồng thì cũng là lúc thằng út leo lên giường. Có những hôm cần đi lễ nhà thờ sớm, mẹ kêu thế nào cũng không dậy, vậy mà chỉ cần nghe la lên “con gà này nó làm sao này” tức thì cu cậu vùng dậy ngay. Thật kì lạ, một tình yêu với những con gà. Nhớ lại những ngày đầu chăm sóc gà, em tôi ra một mục tiêu là sẽ sở hữu 35 con gà mái, tôi ngạc nhiên hỏi. Cu cậu trả lời đầy hiểu biết: nhiều hơn sẽ không chăm sóc hết. Sau đó cu cậu cười toét với tôi: 35 con gà mái mẹ, mỗi con ấp ra 10 con gà con, anh Phong biết em sẽ có bao nhiêu con không. Tôi toát mồ hôi hột.

    Mùa bắp, người ta phơi bắp ngay lối đi. Chiều chiều, em tôi xách chổi ra ngoài đường, xin phép những nhà hàng xóm cho phép được quét đường để gom lại những hạt bắp vãi. Tôi chưa từng thấy đứa nào bằng tuổi nó lại có cái chịu khó như vậy. Những hạt bắp vương vãi được cu cậu cho vào bao rồi cho bầy gà ăn dần. Mỗi khi về nhà, tôi vẫn thường được cậu em làm ốp-la cho ăn, vui lắm.

    Từng ấy con gà, nhỏ và to, gầy và béo, em tôi đều nhớ tên chúng. Có lần tôi và một người bạn đến nhà chơi. Cậu em dắt bạn tôi ra vườn, tặng cho bạn tôi 1 con gà con, nhưng xin phép được giữ lại để chăm sóc dùm. Bạn tôi xin thêm 2 con nữa cho hai người bạn trên mạng. Em tôi vui vẻ cho bạn tôi chụp hình và đặt tên: gà Pooh này, gà Cane này, gà Poin này. Rồi tôi và bạn tôi lại đi. Một hôm tôi nhận được điện thoại, em tôi buồn buồn cho tôi biết ngày hôm trước, một trận mưa to đã làm trôi mất con gà Poin: cơn mưa đến thật bất ngờ, to như trút nước và những đôi chân chiêm chiếp kia đã không trốn kịp cơn nước kéo đến.

    Ngày tôi về, em tôi chỉ tôi 3 con gà đang trổ giò đi trong sân: “Anh Phong cứ chụp con gà này, nói với chị Poin đây là gà Poin, đừng nói nó chết rồi, chị buồn”. Tôi nhìn nó, nó cười hiền nhìn tôi. Ừ, thì anh sẽ không nói đâu, những con gà, nhìn chúng xinh nhỉ. Chúng tôi lại nói về gà, về vườn, những cơn mưa và nói về bố mẹ, nói về cuộc sống. Tôi chỉ nghe và nghe, và tôi không thể nói gì với em được, chỉ thì thầm với nói: “anh Phong thương Thuận lắm”. Chỉ thế, chẳng nói được gì hơn.

    Gà đẻ trứng, cứ được 5 quả, 10 quả là cu cậu đem bán ngay cho tiệm tạp hóa đối diện. Dần dà, những người trong làng, ai bệnh, cần ăn trứng, hay đặt hàng cu cậu: khi thì một chục, lúc thì hai chục. Được bao nhiêu cu cậu lại đưa cả cho mẹ, cu cậu có quyển sổ riêng, cứ đủ số là lại xin rút ra đi mua gà mới. Mua một con, lại rút tiền mua thêm 1 bao cám cho gà. Cứ thế, tích lũy từ từ.

    Một hôm, có con gà ham chơi, bị vướng vào dây thép, rách cả diều, máu chểnh lênh láng, con gà thì thều thào đến nơi. Cu cập nhớ đến lúc cầm gà cho bố thiến, và nhớ đến cái cách bố khâu vết mổ gà sau khi thiến. Lúc này bố đi làm chưa về, lại lo sợ bố về không kịp, cu cậu tự lấy kim chỉ ra khâu cho con gà. Đến chiều, nó có thể đi lại được, cu cậu vui như tết, vui hẳn ra, hôm ấy, mãi 6h30 mới chịu đi ngủ.

    Bầy gà của em tôi khỏe mạnh không bệnh là do bố tôi cũng biết chút ít về thú y, nên hay mua thuốc về chích, em tôi sau 3 lần bưng bê thuốc theo học lóm cách chích gà đã xung phong chích thử. Đến ngày hôm sau là tự tay mình chích cho từng con gà. Những nhà hàng xóm khi cần chích cho con gà, con vịt, hay chúng ham chơi bị rách da rách diều xách qua là em tôi “chặt đẹp” ngay, hàng xóm thấy thằng bé mà biết việc cũng vui, chẳng ai phàn nàn gì. Có điều, một đứa bé mà “chặt đẹp” thì với người lớn cũng chưa hề hấn gì, phải không.

    Lúc cậu em tuyên bố là sẽ có 35 con gà mái ấp, tôi chỉ cười khích lệ, vì không nghĩ rằng điều đó sẽ đến nhanh lắm. Thế nhưng tôi lầm, với cách làm tiết kiệm và lấy lãi bổ sung vào vốn tái đầu tư thì con số 35 kia không phải là lâu. Ngày hôm qua, nghe tin dịch gà đã lan ra khắp nơi, tôi gọi về nhà. Con số đã là 31 con gà mái mẹ, hàng trăm con gà con. Em tôi nghẹn ngào qua điện thoại, tôi cũng nghẹn ngào chẳng nói được gì. Từ lúc em bắt đầu nuôi gà, lần này là lần thứ 3 toàn quốc bị dịch. Nhớ lần đầu bị dịch, phải đem cho tứ tán, em tôi đã buồn bã cả tuần. Lần này thì cu cậu không khóc, cũng chẳng lộ ra, chỉ có giọng nói là rất buồn “Chắc phải thịt từ từ, không cho ai nuôi dùm, cũng mất thôi, em sẽ làm chuồng kĩ, không cho nó ra ngoài, em sẽ nhờ thú y chích dùm…”. Em sẽ, em sẽ….tôi nghe em nói mà lòng buồn rười rượi. Đã ba tháng nay tôi đi xa không về, có lẽ, em tôi đang cần chút gì đó mà tôi nghĩ là tôi có thể cho em được. Ngày mai, tôi sẽ về….

    Huy Phong
     
    Bài của M (3/12/2006)


    Tôi "được" sống một vài năm cuối của thời bao cấp, cái thời mà giữa Hà Nội cũng vẫn không vắng bóng những chuồng lợn, chuồng gà, những vườn rau "tăng gia sản xuất". Nhà tôi chật, rau thì đã đành là không có đất mà trồng, nuôi lợn thì không được, người nằm còn phải chen nhau nữa là. Suy đi tính lại, hợp lý nhất chỉ có nuôi gà. Trên góc sân nhỏ - mà thật ra đấy là lối đi chung của mấy hộ gia đình - bố tôi làm một cái chuồng gà xinh xinh.

    Bố tôi là thợ nguội, nên những gì liên quan đến sắt thép bố đều làm rất đẹp. Đó là một cái chuồng gà 2 tầng, có rất nhiều lỗ tròn tròn trông hay hay mà lại thoáng khí. Bọn gà sẽ thò cổ qua những cái lỗ ấy ra ăn thóc ở máng tre treo bên ngoài. Lứa đầu tiên nhà tôi nuôi 3 con gà. Tôi gắn bó với chúng ngay lập tức. Dễ hiểu thôi, vì với một đứa bé 6, 7 tuổi thường xuyên phải ở nhà một mình thì 3 con gà đáng giá ngang với 3 người bạn. Tôi đặt tên cho chúng theo kiểu mào của từng con.

    Chú gà trống được gọi là "con mào to", vì chú sở hữu một cái mào to đến khác thường, rủ hết xuống che cả một bên mắt. 2 con gà mái, một con tên là "mào son", căn cứ vào cái mào be bé có mầu tươi như mầu gạch non; còn con kia tên là "mào lỗ" vì cái mào của nó rất buồn cười, tự nhiên thủng một lỗ to bằng chiếc nhẫn ở chính giữa. Thế là hàng ngày, khi người lớn đi làm hết, sau khi chán hết các trò công chúa hoàng tử, cô dâu chú rể hoặc nhảy lò cò một mình, thì tôi lại ra đứng trò chuyện với mấy con gà. Tôi nói phần tôi, rồi lại nói thay cho bọn chúng, chẳng mấy mà hết cả buổi sáng. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn tự cười mình. Cái cảnh một con nhóc đứng huyên thuyên trước một cái chuồng gà chẳng lấy gì làm thơm tho sạch sẽ đôi lần đã làm bố tôi phát cáu. (Còn nữa :D)

     
    Bài của C (3/14/2006)

    "Tieng ga trua" - Xuan Quynh

    To yeu bai tho nay, vi duong nhu to gap tuoi tho minh trong do.

    TIENG GA TRUA

    -Xuan Quynh-

     

    Tren duong hanh quan xa

    Dung chan ben xom nho

    Tieng ga ai nhay o:

    "Cuc... cuc tac cuc ta"

    Nghe xao dong nang trua

    Nghe ban chan do moi

    Nghe goi ve tuoi tho

     

    Tieng ga trua

    O rom hong nhung trung

    Nay con ga mai to

    Khap minh hoa dom trang

    Nay con ga mai vang

    Long ong nhu mau nang

     

    Tieng ga trua

    Co tieng ba van mang:

    -Ga de ma may nhin

    Roi sau nay lang mat!

    Chau ve lay guong soi

    Long dai tho lo lang

    Tieng ga trua

    Tay ba khum soi trung

    Danh tung qua chat chiu

    Cho con ga mai ap

    Cu hang nam hang nam

    Khi gio mua dong toi

    Ba lo dan ga toi

    Mong troi dung suong muoi

    De cuoi nam ban ga

    Chau duoc quan ao moi

     

    Oi cai quan cheo go

    Ong rong dai quet dat

    Cai ao canh chuc bau

    Di qua nghe sot soat

     

    Tieng ga trua

    Mang bao nhieu hanh phuc

    Dem chau ve nam mo

    Giac ngu hong sac trung

     

    Chau chien dau hom nay

    Vi long yeu To quoc

    Vi xom lang than thuoc

    Ba oi, cung vi ba

    Vi tieng ga cuc tac

    O trung hong tuoi tho.

    1965

     

    Em ban sau nay han cung co mot ky uc dep ve tuoi tho voi nhung con ga, va sau do, khong the thieu hinh anh ban - nguoi anh trai yeu quy cua no :)

     
    Bài của L.C (3/18/2006)

    chuyện về gà
    chẳng có câu chuyện dài về đồng chí gà này, chỉ nhớ rằng lâu lắm rồi , cách đây chắc hơn chục năm, còn là cô bé mấy tuổi, nhà em có 1 bầy gà. Cũng chẳng nhớ là những con gà gì và như thế nào (bé quá mà), chỉ nhớ có 1 con bé xiu, lông vàng như tơ, nghịch ngợm thế nào mà chui xuống bên cạnh chân bố, làm bố dẫm phải..:(( trẻ con ơi, khóc mất bao nước mắt vì thương chú gà con. Đến bây giờ kỉ niệm ấy vẫn in đậm lắm, lần đầu tiên biết thương là như thế nào mà *^^*
     
  • Những bài cũ hơn
  • Tạp bút xuân Ka Đơn (12/16/2005)
  • Giáng sinh Ka Đơn (12/24/2005)
  • Khát vọng Ka Đơn (12/28/2005)
  • Xuân Ka Đơn (12/28/2005)
  • Những bài mới hơn
  • Ở đó, họ đang sống như thế nào (3/11/2006)
  • Bình yên Ka Đơn (9/13/2006)
  • Trẻ con Ka Đơn - chuẩn bị năm học mới (9/27/2009)
  • Cà...chua (1/4/2010)
  • Tình làm thuê (12/18/2011)
  • Tìm kiếm:    Tìm
    Chủ đề khác:
    blog comments powered by Disqus