Huy Phong - moingaymotniemvui.com-huyphong.com
trang chủ | ảnh | phonghtn@gmail.com
Mỗi tấm ảnh, một câu chuyện
Huy Phong2/20/2006





Tấm ảnh này, tôi chụp vào một buổi sáng khi tôi về Ka Đơn với mẹ. Mẹ tôi bán bún riêu, cái nồi ngay cái cửa đó. Mỗi sáng sớm tôi ăn xong tô bún là tôi mở máy hình ra, nhà tôi có cái cửa đó “lợi hại” lắm. Ánh sáng buổi sáng bị che bởi hai bức tường nên có ai đứng vào góc đó là lên ánh sáng “đã” lắm. Ông già trong khung ảnh là ông Lợi. Sáng hôm đó, ông lên nhà tôi mua bún về cho bà Lợi ăn, bà đang bị đau lại thèm ăn bún nên ông cầm cái tô sang. Lúc đó chỉ còn một tô cuối, mẹ tôi tính ăn vì bao giờ mẹ tôi cũng ăn sau cùng. Mẹ trút hế cho ông và ông nở một nụ cười rất tươi. Tôi bấm vội khoảnh khắc này.

Tôi mới tìm thấy tấm này



Một tuần sau, mẹ tôi gọi cho tôi báo là bà Lợi mất rồi. Sinh, lão, bệnh, tử, đó là quy luật của cuộc sống. Cũng là hàng xóm của nhau, từ ngày tôi đi làm ăn xa, những người lớn tuổi trong làng cứ lần lượt ra đi, từ ngày có máy ảnh, tôi hay lang thang, chụp lại những khoảnh khắc chân dung của mọi người. Còn nhớ hôm đó, sau khi chụp xong, tôi đi lên Đà Lạt ngay, quên không để hình lại, hôm sau mẹ nhắc tôi email tấm hình ông Lợi về, tôi email về, mẹ mở cho ông Lợi xem, ông cười bảo: hôm nào nó về cho tôi xin tấm hình này, chừng nào bà ấy đi, tôi đi theo, có cái hình cười tươi thế này, con cái tụi nó có thấy cũng thấy một niềm vui nhỏ....
Huy Phong
 

Mail to: phonghtn@gmail.com
Danh sách bài viết
  • Ánh mắt - Huy Phong(2/20/2006)
  • Những đứa trẻ - Huy Phong(2/20/2006)
  • may bai viet hay ghe - Hong Hanh(2/20/2006)
  • KaDon cua ban - thubang99(3/6/2006)
  • Bài viết
    Bài của Huy Phong (2/20/2006)

    Ánh mắt
    Con cô Nữ



    Còn tấm ảnh này, tôi chụp con bé con này trong một dịp cắm trại của nhà thờ Ka Đơn tổ chức. Cứ vài tuần, tùy theo lứa tuổi, cha xứ cho các em dùng khuôn viên sân sau nhà thờ làm sân chơi chung. Các lều trại, trò chơi tập thể, tiếng cười và cả những niềm vui nho nhỏ như làm tan đi những lo toan khác. Tôi cũng bon chen tham gia, cũng bấm máy như anh phó nháy chuyên nghiệp, từng khuôn mặt rạng rỡ, từng tiếng cười giòn tan.

    Và tôi bắt gặp thấy em, một bé con mà đúng ra trên khuôn mặt chỉ có nụ cười, nhưng ngay cả khi em đang nhìn mọi người cười đùa, khuôn mặt em cũng toát nên một nỗi niềm khó tả. Tôi đang hăm hở lia máy theo từng động tác, từng trò chơi thì trong ống kính hiện ra khuôn mặt em đang theo dõi mọi người chơi đùa. Tôi chùng lại, vội bấm nút.

    Nheo nhóc, một từ mà khi còn đi học, ít nhiều ai cũng học qua, nhưng để hiểu hai từ này thì tôi nghĩ, không phải ai cũng hiểu hết. Chính tôi cũng thế, cho đến khi tôi đến nhà của bé con này. Hai vợ chồng chị Nữ, mẹ của em, học ít, thậm chí mù chữ. Suốt ngày hai vợ chồng vào sâu trong rừng để làm rẫy, để mặc nhà cửa cho 4,5 anh chị em che chở cho nhau. Mỗi ngày đều có gạo để nấu cơm sẵn, con chị chỉ việc đặt nồi cơm. Đến bữa thì mỗi đứa 1 tô, xịt xì dầu và xong bữa. Sát nhà em là lò bánh mì của ông Tiến, bên đó có nhà nền xi măng, tivi, toàn những thứ mà cả em và các em của em cũng không bao giờ nghĩ tới. Chỉ có hàng ngày vào lúc TV có phim thì tất tần tật lại sang. Bà Tiến hay nói đùa: nhà này khỏi cần lau, chúng nó sang lê la một lúc là sạch. Thật vậy, đứa bé mặc áo đứa lớn, đứa lớn lau mũi dãi cho đứa nhỏ. Nheo nhóc. Đói. Nghèo khổ. Thất học. Tôi nghĩ, cũng khó mà mở được một nụ cười đúng nghĩa trên gương mặt trẻ thơ kia.
     
    Bài của Huy Phong (2/20/2006)

    Những đứa trẻ


    Tôi bắt gặp hai chị em đang lúi húi chui vào vườn cà chua nhà người ta để hái trộm. Tôi bật cười trong đầu vì nhớ lại, khi bằng mấy đứa này, tôi với đám bạn cũng vẫn thường hay chui vào vườn nhà người ta để ăn trộm lặt vặt cây trái lằng nhằng. Quả nhiên là tuổi thơ ở một vùng quê cũng có cái hay của nó.

    Không hiểu sao, cái khoảnh khắc mà tôi bấm máy, cả hai khuôn mặt của hai chị em nhìn đều có cái gì đó không vui, tôi thấy vậy và người xem cũng thấy vậy. Noel 2004 vừa rồi, tấm ảnh này đã được in thành postcard gửi đi khắp nơi trong hệ thống nhà thờ công giáo. Cha xứ Ka Đơn quyết định chọn tấm này để làm postcard với thông điệp cho năm 2005 là “năm cho trẻ thơ”. Có lẽ, thực sự, không cần nói quá nhiều về cuộc sống của các em, một tấm ảnh như thế này giữa hàng tá những tấm ảnh các em cười đùa vui vẻ cũng là một sự “chỏi” tông.

    Mỗi tấm ảnh, một câu chuyện. Mỗi tấm ảnh, một thông điệp. Nhưng câu chuyện về bức ảnh này là gì, có lẽ tôi suy nghĩ quá nhiều nên không thể viết tiếp được, vì nó sẽ lộn xộn ý tứ. Nhưng mỗi tấm ảnh, một thông điệp, vậy thông điệp là gì. Thực sự, khi tôi nói ra, nó cũng không có ý nghĩa với các bạn lắm. Nhưng nó có ý nghĩa với các em nhỏ ở Ka Đơn: Đừng ăn trộm các trái cây đang trồng, người ta xịt thuốc sâu thường xuyên, nguy hiểm lắm.
     
    Bài của Hong Hanh (2/20/2006)

    may bai viet hay ghe
    anh Phong viet hay ghe. :) rat chan thuc va sau sac
     
    Bài của thubang99 (3/6/2006)

    KaDon cua ban
    Chao ban, Xem hinh cua ban, doc loi tam su cua ban, toi lai thay luu luyen voi Kadon. Toi chua biet Kadon la o cho nao. Nhung bat chot, muon tham!
     
  • Những bài cũ hơn
  • Lãng đãng cuối tuần (12/7/2005)
  • Sóng sông danube (12/7/2005)
  • Những cái ngã ba (12/7/2005)
  • Khúc giao mùa (12/7/2005)
  • Những tháng ngày vắng (12/7/2005)
  • Listen to the sea (12/7/2005)
  • Phiên chợ ba tư (12/7/2005)
  • Tuổi 19, xa rồi thời con gái (12/7/2005)
  • ONLINE! (12/7/2005)
  • Hoa sữa (12/7/2005)
  • Những bài mới hơn
  • Mùi vị quê nhà (3/7/2006)
  • Sometimes when it rains (3/18/2006)
  • Thuốc lá (4/5/2006)
  • 2046 (4/11/2006)
  • Dran (4/15/2006)
  • Rạp hát thiên đường (4/21/2006)
  • Viết cho những ngày mưa gió (7/7/2006)
  • Sài gòn mưa bất chợt (8/6/2006)
  • Mỗi ngày một câu (10/6/2006)
  • Xôi khúc (1/4/2007)
  • Tìm kiếm:    Tìm
    Chủ đề khác:
    blog comments powered by Disqus